Sản phẩm vẫn còn mua được
Thời gian còn lại
| Tiêu chuẩn chọn ấm xưa và nay. Thời xưa đời Minh, Thanh thì những chiếc ấm tử sa đều được làm đặc biệt cho các vua chúa, quan phẩm thời đó, người dân bình thường chỉ dùng ấm tích sứ, cho nên những ấm thời đó đều đa phần được thiết kế Long Ly Quy Phượng, ấm gắn kèm vàng bạc đá quý và những tích cổ đại, và để làm ra những ấm như vậy sẽ mất khoảng vài ba tháng cho đến hàng năm mới xong, hiện nay một số nhà khảo cổ đã tìm ra những chiếc ấm cổ vua Càn Long và được lưu bày tại bảo tàng Trung Quốc và được xếp vào hàng Quốc Bảo. Và tiêu chuẩn của những chiếc ấm đó vẫn lưu truyền cho đến tận ngày nay và vẫn được áp dụng nhưng không phải toàn bộ. Hiện nay mọi người đều nghe, đọc, nhìn theo những cách cơ bản như: Ấm nổi cân trên mặt nước, dòng chảy mạnh tròn thẳng không rớt, nắp khít, bịt lỗ thông hơi nước không chảy, bỏ nắp ấm úp ngược lại thì vòi, miệng ấm, quai ấm đều chạm một mặt phẳng v.v... nhưng thực chất tất cả đều đa phần được làm trên một dáng cơ bản: Ấm thân tròn, vòi cong câu, quai tai vành. Vì đơn giản chỉ có thiết kế như vậy mới làm được hết các yêu tố trên. Ngày nay cùng với sự sáng tạo vô cùng phong phú của các tay thợ ấm cũng như nghệ nhân làm ấm họ luôn cho ra những kiểu dáng kỳ quái, lạ mắt cho nên những yếu tố trên bạn không thể áp dụng được hết, có thể ví dụ như một chiếc ấm Tam Long Phục Hổ, chiếc ấm này có vòi đầu rồng, thân ấm hai rồng quấn và ba đầu rồng đều hướng về phía quai ấm mang hình một con hổ đang núp ẩn mình, chiếc ấm dáng tuyệt đẹp và có giá lên tới gần 800 triệu đồng, nhưng nếu bạn thử ấm như: thả vào chậu nước nó sẽ nghiêng về phía hình hổ và chìm ngay, đơn giản do tác giả khắc họa chi tiết hổ tinh xảo hơn vòi ấm và nặng hơn , bạn thử bỏ nắp ấm cho úp xuống mặt phẳng cũng sẽ không phẳng vì tác giả muốn hình hổ phải thấp hơn miệng ấm thì mới có dang hổ đang núp rồng, v.v... và với tác phẩm này ta hoàn toàn chỉ có thể đánh giá được ở khía cạnh dáng ấm, dòng chảy, và chất liệu đất.
Chia sẻ: |