• 1.550.000 VND
    1.085.000
  • 850.000 VND
    680.000
  • 650.000 VND
    455.000
  • 650.000 VND
    455.000
Sản phẩm vẫn còn mua được
Thời gian còn lại

NGÔ VÂN CĂN

Nghệ Nhân: Ngô Vân Căn ( 1892 – 1969 )

Ông còn được gọi với nghệ danh Ngô Chi Lai, năm 14 tuổi ông cùng với Vương Bảo Căn bắt đầu theo Vương Xuân Dung học về nghệ thuật làm ấm Tử Sa. Chỉ sau ba năm ông đã học thành công, đây cũng là thời kỳ kinh tế khó khăn, nên việc nung luyện tốn kém, thường chỉ làm việc xử lý đất bùn kiếm sống. Năm 1915, được công ty Đào Khí Nghỉ Hưng giới thiệu đến nhà máy gốm sứ Sơn Tây gia công với thời gian 3 năm. Đồng hành khi đó còn có Dương A Thời và Lý Bảo Trân. Tại đây không những ông được học công nghệ nung đồ gốm đơn thuần mà còn được học cách nung Tử Sa cùng với men sứ, và thử nghiệm của ông đều có kết quả rất khả quan , từ đó cách nung này đã trở thành đại diện nổi bật trong công nghiệp nung gốm sứ và đã được lan rộng ra khắp các tỉnh thành.

       Đến năm 1929 Ngô Văn Căn về làm kỹ thuật viên cho bộ phận gốm sứ của Trung Tâm Đại Học Nam Kinh, làm việc tại đây 2 năm ông quay trở về Nghi Hưng.Năm 1932 tại Nghi Hưng, Giang Tô ông giảng dạy tại trường trung học gốm sứ. Đồng thời ông kêu gọi Chu Khả Tâm cũng về đây, được một thời gian thì trường học buộc phải đóng cửa do chiến tranh kháng chiến Nhật nổ ra.1954 ông gia nhập vào hợp tác xã sản xuất gốm sứ Su Sơn Đào, năm 1956 ông được lên cấp độ thầy hướng dẫn công nghệ đúc, ông luôn là người khiêm tốn, tận tình. Tác phẩm cũng như Nhân phẩm của ông luôn đơn giản nhưng rất tỉ mỉ chi tiết. Lúc này nhà máy Nghi Hưng được thành lập, nơi đây cũng tụ hợp được khá nhiều hội viên tham gia. Hiện nay những nghệ nhân làm ấm nổi tiếng như: Lu Yao Chen, Wu Zhen, He Ting Zhu v.v...đều đã học và tốt nghiệp tại trường này, ông luôn luôn khắt khe với học viên, nghiêm cấm chia rẽ bè phải nhưng ông cũng rất luôn hài hòa với học viên.

1959, ông đã ở tuổi cao, nhưng tay nghề của ông không hề kém đi, và cũng vẫn rất tận tình chỉ bảo cho các học viên, giảng dạy trên triết lý của chính bản thân ông, ông luôn luôn coi những học viên như con mình và mong muốn tất cả họ đều phải phát huy hết nghành nghề Tử Sa Nghi Hưng.

       Cả cuộc đời của Ngô Văn Căn cần cù, đơn giản, công tư phân minh, cho đến khi ông qua đời, ông để lại cho con cái những tác phẩm để đời của mình, những tác phẩm Tử Sa của Ngô Văn Căn đều kỳ diệu, có thể kể đến như: “Song Sắc Trúc Đoạn Hồ”, “Đại Hình Trúc Đề”,  “Truyền Lú Hồ”, “Đường Vân Hồ”, “Hợp Linh Hồ” v.v... những tác phẩm này đều đã được lựa chọn tham gia triển lãm nhiều lần trong và ngoài nước.

 

PhiLong Tea biên dịch 2014

 

Các tác phẩm nổi bật của nghệ nhân

    Hồ Lăng Đề Lương                                                              Song Sắc Mộc Qua

                       Song Thị                                                             Thị Hồ

             Tiểu Hình Trúc Tiết                                        Trúc Đoạn Đề Lương

                  Tuyến Hồ                                                   Xuân Đình


Chia sẻ:

Hỗ trợ trực tuyến
Miss Nguyệt
Mr Long