• 1.550.000 VND
    1.085.000
  • 850.000 VND
    680.000
  • 650.000 VND
    455.000
  • 650.000 VND
    455.000
Sản phẩm vẫn còn mua được
Thời gian còn lại

Lục Vũ và Trà Kinh

       Lục Vũ (733 - 804), tự là Hồng Tiệm (季疵), xưng Tang Trữ Ông, tên hiệu khác là Cánh Lăng Tử, Đông Cương Tử, Trà Sơn Ngự Sử. Ông còn có tên khác là Tật, hiệu Quý Tì. Người Cánh Lăng, Phức Châu,thời nhà Đường (nay là thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Ông là người có kinh nghiệm sống phong phú, học vấn sâu rộng, có nhiều sáng tạo trong các lĩnh vực Văn học, Lịch sử, Kí kịch, Âm vận, Phương chí, Thư pháp...Tuy nhiên, ảnh hưởng được người đời sau nói đến nhiều nhất của ông lại là nghiên cứu về trà đạo. Ông suốt đời yêu thích trà, đã viết cuốn sách chuyên nghiên cứu về trà là: Trà kinh đây là bộ sách lý luận Trà học chuyên môn đầu tiên trên thế giới. Lục Vũ được người đời sau tôn lên là Trà thánh, đó là một trong mười vị thánh trong lịch sử Trung hoa.


       

     Cuốn sách Trà Kinh của Lục Vũ đến nay là cuốn chuyên khảo đầu tiên về trà trên thế giới. Cuốn sách chia thành 10 mục: 
-Nhất chi nguyên: nói về nguồn gốc cây chè, ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến chất lượng chè, công dụng của chè đối với sinh lý con người. 
-Nhị chi cụ: nói về 15 công cụ trồng chè, hái chè, chế biến chè. 
-Tam chi tạo: nói tiêu chuẩn phẩm cấp búp chè đối với các loại trà thành phẩm khác nhau, yêu cầu của chế biến trà. 
-Tứ chi khí: giới thiệu 25 dụng cụ pha (nấu) chè, uống chè. 
-Ngũ chi chủ: bàn về pha (nấu) trà, nêu lên các tiêu chuẩn phẩm chất trà. 
-Lục chi ẩm: nói về uống trà, phương pháp pha trà, gồm 9 thao tác trong ẩm trà hay còn gọi là Cửu đạo trà. 
-Thất chi sử: ghi chép các danh nhân yêu thích chè và các trà thoại về trà, lịch sử cây chè, đồng thời còn giới thiệu về công dụng chữa bệnh của chè. 
-Bát chi xuất: nói về các vùng chè, phân bố các vùng chè Đời Nhà Đường, bình luận về chất lượng trà của các vùng. 
-Cửu chi lược: nói về khả năng đơn giản hoá một số khâu trong chế biến trà, phân loại trà trong một số điều kiện đặc thù: tại các chùa ở những vùng sâu xa, trên núi cao. 
-Thập chi đồ: nói về các tranh ảnh vẽ về trà treo lên tường hay bầy biện trong nhà, để khỏi bị lãng quên. 


       Ngoài 10 chương của Trà Kinh, Lục Vũ còn tổng kết lần đầu tiên trên thế giới cách uống trà trong cuốn Trà Kinh thành cửu đạo trà, làm cơ sở cho cách uống trà ngày nay, bao gồm 9 chữ: phẩm, ôn, đầu, trúng, mân, phục, chân, kính, ẩm. 
-Phẩm: đánh giá phẩm chất trà bằng ngoại hình trà khô. 
-Ôn: dùng nước sôi rửa sạch sẽ ấm chén pha trà, để tăng nhiệt độ nhằm chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu của trà. 
-Đầu: bốc một lượng trà thích đáng vào trong ấm, không quá nhiều hay quá ít, căn cứ vào loại trà và sở thích của khách uống trà.
-Trúng: pha nước sôi ít một, không đổ đầy ngay cả ấm một lần. 
-Mân: hãm nước sôi đậy nắp kín, 1 đến 2 phút để cho cánh trà nở ra. 
-Phục: lại tiếp tục pha nước sôi đầy ấm, để chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu. 
-Chân: rót nước trà trong ấm pha vào chén uống trà. 
-Kính: dâng chén trà một cách kính cẩn mời khách uống. 
-Ẩm: vừa uống vừa thưởng thức hương vị, vừa khen thơm ngon
 


Chia sẻ:

Hỗ trợ trực tuyến
Miss Nguyệt
Mr Long